Tiếng Anh cấp 1 giúp trẻ tự kỷ hòa nhập
Tự kỷ không phải là bệnh- tự kỷ là một hội chứng. Chính vì thế, không có một phương thuốc nào có thể điều trị được căn bệnh này. Chỉ thông qua các tương tác xã hội và trị liệu tâm lý, trẻ tự kỷ mới dần điều chỉnh được hành vi của mình. Việc tiếp xúc với tiếng Anh cũng là một cách trị liệu hiểu quả giúp trẻ hòa nhập được với các bạn đồng trang lứa.
1. Cần một người thầy tận tâm
Học tiếng Anh đối với một đứa trẻ bình thường đã là một điều hết sức khó khăn, với trẻ tự kỷ, điều đó còn khó khăn hơn gấp bội.
Tiếng Anh cấp 1 chỉ mới là bước khởi đầu để trẻ có thể làm quen với một ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, với trẻ tự kỷ, việc học này không hề dễ dàng như bước làm quen mà là cả một quá trình cố gắng ở cả thầy và trò.
Người dạy tiếng Anh cho trẻ tự kỷ phải thật sự yêu thích công việc này và có một tình cảm đặc biệt dành cho các bạn nhỏ kém may mắn ấy thì mới có thể gắn bó lâu dài với công việc đầy khó khăn này.
Quá trình làm quen với trẻ mất khá nhiều thời gian. Đa số trẻ tự kỷ luôn thích chơi một mình. Có trẻ rất trầm lắng, có trẻ lại cực kỳ tăng động. Giữa một lớp học có quá nhiều tính cách, thầy cô cần có những ghi chú riêng về tình trạng của mỗi bé đồng thời có kế hoạch giảng dạy phù hợp. Khác với trẻ bình thường, các bạn nhỏ ấy không thể học trong một lớp học đông đúc với những bài học được dạy theo cách đại trà, phổ thông. Chính vì thế ở mỗi trẻ, việc xây dựng bài giảng của giáo viên mất rất nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ lại có những rối loại về nhận thức, hành vì. Người thầy đồng hành cùng trẻ không chỉ dạy duy nhất tiếng Anh tiểu học mà thông qua các hoạt động dạy học, cần hướng dẫn trẻ những kỹ năng sống cần thiết để trẻ có thể hòa nhập được với các bạn.
>>> Có thể bạn quan tâm: ngữ pháp tiếng Anh lớp 5 cho giai đoạn chuyển cấp
2. Phương pháp phù hợp
Chương trình tiếng Anh cấp 1 phổ thông không thể được sử dụng để dạy các bé tự kỷ. Vì thế, dựa trên cơ giáo trình có sẵn, tùy thuộc vào mỗi bé mà xây dựng một khung chương trình riêng biệt. Trẻ tự kỷ không cần phải học quá nhiều, chỉ cần trẻ chịu học, chịu lắng nghe và giao tiếp với mọi người đã là một tín hiệu đáng mừng.
Muốn có phương pháp phù hợp để dạy tiếng Anh cho trẻ tự kỷ, cần phải hiểu rõ từng trẻ đang gặp rối loạn ở lĩnh vực nào trong ba lĩnh vực sau đây:
-
Giảm tương tác xã hội: ít cử chỉ giao tiếp (nhìn, chỉ trỏ, cười,…), không chơi với bạn, gọi ít quay đầu lại, không chia sẻ quan tâm với người khác, …
-
Giảm giao tiếp: chậm nói, nhại lời, phát âm vô nghĩa, nếu nói được lại không biết duy trì hội thoại, giọng nói khác thường, không biết chơi giả vờ, …
-
Hành vi bất thường: hành động rập khuôn, cầm lâu một thứ, cuốn hút quá mức ( với tivi, quảng cáo, logo, sách, chữ, số,…), đi nhón chân, chạy vòng quanh, hay nhìn tay, ăn ít nhai, …
Dựa vào 03 lĩnh vực trên, người dạy nên tránh sử dụng các phương pháp làm trẻ con không thích thú.
- Ở việc giảm tương tác xã hội: nên dạy tiếng Anh cho trẻ cùng với các bạn, thực hành những hoạt động đòi hỏi trẻ làm việc nhóm. Sau mỗi hoạt động nên có những phần thưởng để khích lệ tinh thần của trẻ. Ban đầu việc học sẽ rất khó khăn nhưng bạn nên hết sức kiên trì.
- Ở việc giảm giao tiếp: nên cho trẻ học qua nhừng hình ảnh và thay đổi liên tục các hình ảnh khác nhau để trẻ có thể học và hiểu đúng chứ không phải chỉ nhại theo lời người khác. Tập cho trẻ lắng nghe và phát âm tốt nhất có thể.
- Ở những hành vi bất thường: không nên cấm trẻ phải ngồi quá yên ắng mà hãy để trẻ được thoải mái. Có thể vừa học, vừa chơi các trò chơi vận động. Tuy nhiên sau mỗi hoạt động, cần quy định một khoảng nghỉ cho trẻ. Ban đầu có thể là một phút, hai phút,…rồi từ từ tăng cấp độ. Dạy trẻ kiên trì với việc chờ đợi và luôn tạo sự hấp dẫn để trẻ có thể hợp tác với bạn trong những hoạt động tiếp theo.
Cũng giống những đứa trẻ bình thường, việc học tiếng Anh qua tranh ảnh, bài hát, phim hoạt hình là một phương pháp rất phù hợp. Tuy nhiên với những trẻ tự kỷ có dấu hiện thích nhìn chăm chăm vào đồ vật và nghiện thiết bị điện tử, nên hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với ti vi, máy tính. Thay vào đó, chúng ta có thể tự hát và dạy trẻ tập hát theo. Hoặc chúng ta hãy tự kể những câu chuyện và minh họa chúng một cách sinh động. Trẻ tự kỷ sẽ dần tránh xa được việc thụ động làm việc một mình mà dần hợp tác cùng bạn.
Khuyến khích trẻ nói tiếng Anh từ những từ đơn giản nhất đến việc tạo câu. Nếu trẻ có vấn đề về ngôn ngữ (rối loạn ngôn ngữ) nên để trẻ học các từ rời rạc và từ từ hãy ghép chúng vào với nhau. Với mỗi câu nói, hãy yêu cầu trẻ chỉ vào một tranh thể hiện đúng câu nói đó.
3. Phụ huynh hãy học cùng con
Phát hiện và can thiệp kịp thời những hành vi rối loạn tự kỷ ở trẻ là điều mà phụ huynh cần chú ý. Đừng đổ lỗi cho bản thân đã sinh ra những đứa trẻ không bình thường mà hãy đồng hành để giúp con hòa nhập.
Học tiếng Anh tiểu học cùng con là một cách hiệu quả giúp bạn có thể hiể được con hơn. Nên lắng nghe tư vấn của những người có chuyên môn hoặc giáo viên của trẻ để được hướng dẫn những cách học cùng con hiệu quả.
Kiên trì dạy tiếng Anh cho trẻ con bình thường một thì phụ huynh phải kiên trì đến mười thậm chí đến một trăm. Đừng phó mặc con mình cho thầy cô giáo mà hãy đồng hành cùng con. Trẻ tự kỷ cần một người bạn lớn là ba mẹ. Chỉ có tình yêu thương của mọi người mới là cách trị liệu tâm lý tốt nhất cho trẻ.
>>>> Click xem thêm chương trình tiếng Anh cấp 1 cho bé